KPI (viết tắt của Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp. Chỉ số KPI được thể hiện qua các số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng,… khác nhau phù hợp với đặc thù nghiệp vụ của từng đối tượng.

 

Trong doanh nghiệp, KPI thường được xây dựng ở nhiềucấp độ khác nhau để vừa làm mục tiêu, vừa làm thước đo tiến độ và kết quả công việc.

KPI ở level cao sẽ tập trung vào các mục tiêu chiến lược chung như: Tăng 120% tổng doanh thu trong tháng 10, Hoàn thành 35 dự án cấp tỉnh trong quý IV,…

Ngược lại, KPI ở level thấp được sử dụng cho các hệ thống quy trình, cá nhân, phòng ban, nhằm đánh giá hiệu suất những công việc đơn lẻ.

– Với lãnh đạo và các cấp quản lý:

Theo dõi được hiệu suất làm việc của nhân viên trực quan, minh bạch, chính xác cũng như đề ra chế độ lương thưởng, kỷ luật phù hợp

Nâng cao hiệu quả quy trình nghiệm thu thực hiện công việc

Đảm bảo những mục tiêu, tầm nhìn có thể được hoàn thành đúng như kỳ vọng

– Với nhân viên:

       Hiểu được mức độ hoàn thành công việc so với mục tiêu đề ra

Tạo động lực làm việc, hướng tới thực hiện mục tiêu

Phát hiện ra các khiếm khuyết nếu chậm tiến độ thực hiện nhiệm vụ để cải thiện kịp thời

Vậy đâu là các bước lập KPI trong công việc ?

BƯỚC 1: xác định bộ phận/ người xây dựng KPI

CÁCH 1: Các bộ phận, phòng ban chức năng tự xây dựng hệ thống KPI cho các vị trí trong bộ phận/ phòng ban mình.

CÁCH 2: Bộ phận nhận sự, đội ngũ quản lý cấp cao sẽ đưa ra KPI cho phòng ban, bộ phận.

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ KPI

Yếu tố quan trọng nhất khi xây dựng các chỉ số KPI là việc phải đảm bảo chúng được gắn bó chặt chẽ với những mục tiêu cụ thể của phòng ban, doanh nghiệp.

BƯỚC 3: ĐÁNH GIÁ ĐỘ HOÀN THÀNH KPI

Sau khi đã xây dựng KPI thành công cho các phòng ban và vị trí công việc trong doanh nghiệp, đã đến lúc áp dụng nó vào trong việc quản trị, cả nhân sự và năng suất.

Bởi các KPI đã được xác định dựa trên tiêu chí có thể đo lường, nên chắc chắn đã có phương pháp đánh giá cụ thể cho từng mục KPI

Bước 4: Liên hệ giữa đánh giá KPI và lương thưởng

Với mỗi mức độ hoàn thành KPI, người xây dựng hệ thống KPI sẽ xác định một mức lương thưởng nhất định. 

Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu KPI 

KPIs có thể được theo dõi và điều chỉnh theo thời gian.

ONLINE OFFICE – GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MỤC TIÊU, KPI TRONG DOANH NGHIỆP

ONLINE OFFICE LÀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ đáp ứng được mọi tiêu chí quản lý tiến độ thực hiện KPI: tính liên kết, tính đo lường, thực thi dễ dàng…Đây là công cụ phù hợp dành cho các doanh nghiệp muốn quản trị KPI và quản lý dự án, công việc. Đồng thời xây dựng một tổ chức mà mọi thành viên gắn kết và hướng tới chung một mục tiêu