OKRs và KPIs là gì? Khác nhau thế nào?

OKRs và KPIs là gì? Đâu mới là phương pháp đỉnh của đỉnh. Online Office sẽ phân tích chuyên sâu cho bạn đọc hiểu về sự giống và khác nhau cũng như ứng dụng phương pháp nào phù hợp nhất với từng doanh nghiệp.

OKRs là gì?

OKR (Objectives and Key Results) là phương pháp quản trị doanh nghiệp  và hoạt động theo đúng như tên gọi của nó. Khi ứng dụng OKRs, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc tính toán để tạo ra những kết quả then chốt (Key Results) nhằm hiện thực hóa mục tiêu (Objectives) trong thời hạn nhất định, thông thường sẽ tính theo quý. Ngoài ra, doanh nghiệp phải công khai minh bạch toàn bộ những mục tiêu và kết quả then chốt trong toàn nội bộ công ty.

KPIs là gì?

KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp cá nhân. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có các chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả làm việc một cách khách quan của mỗi bộ phận đó.

So sánh giữa OKRs và KPIs

Giống nhau

Đều ứng dụng linh hoạt được ở cả doanh nghiệp lớn và nhỏ nhắm giúp họ tiến tới mục tiêu đã đặt ra

Đều tác động đến năng suất làm việc của cả doanh nghiệp

Khác nhau

KPI chủ yếu dùng để kiểm soát, đo lường, xác định trạng thái và mức độ thành công của một công việc hay một hoạt động đang diễn ra

OKR truyền cảm hứng và đưa tham vọng của nhân viên lên một mức cao hơn, từ đó đạt được các mục tiêu vượt khỏi giới hạn vốn có

Về số lượng: KPI nhiều và phân tán, OKR ít và trọng tâm

Một doanh nghiệp dễ dàng đặt ra rất nhiều KPI và mỗi KPI tương ứng với một mục tiêu đề ra. Điểm yếu lớn nhất là do có quá nhiều mục tiêu trong một thời điểm nên dễ phân tán nguồn lực và hiệu quả có thể giảm.

OKR thì ngược lại, luôn tập trung vào một trọng điểm nên doanh nghiệp chỉ cần đặt ra một vài mục tiêu quan trọng để chinh phục.

Về cơ chế : KPI mệnh lệnh, OKR hợp tác

Nhân viên luôn phải làm việc để đạt được KPI mà sếp giao, do đó đây là mối quan hệ một chiều mệnh lệnh từ trên xuống.

Cơ chế của OKR là hợp tác, cho phép các phòng ban và nhân viên tự đặt mục tiêu. Sau đó liên kết các mục tiêu đó lại với nhau và hướng về mục tiêu chung. Đây có thể được xem là mối quan hệ win win

Về tâm lý: KPI an toàn, OKR dám thất bại

Các doanh nghiệp luôn gán cơ chế “Cây gậy và củ cà rốt” (lương thưởng + hình phạt) vào % hoàn thành chỉ tiêu KPI, vô hình chung khiến cho nhân viên không dám đặt KPI quá cao cho mình. Luôn luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu.

OKR thì ngược lại, luôn khuyến khích nhân viên chinh phục các mục tiêu to lớn hơn, bỏ qua vùng sợ hãi an toàn bởi dù có thất bại cũng không ảnh hưởng đến tiền lương của mình.

Vậy KPIs có thể chơi chung với OKRs không?

Hãy trả lại KPI với đúng vai trò của nó (chỉ số hiệu suất) thì đương nhiên KPI và OKR là những người bạn đồng hành với nhau.  

Hãy đưa ra ví dụ:

Đo lường KPI

Giả sử đánh giá KPI của bộ phận chăm sóc khách hàng về thời gian phản hồi các thắc mắc hỗ trợ khách hàng.

Khi đo lường bạn nhận ra thời gian phản hồi trung bình là 30 phút

Cải thiện

Bạn nhận thấy thời gian phản hồi như thế là quá lâu điều này có thể khiến khách hàng không hài lòng. Lúc này bạn có thể thiết lập OKR để cải thiện hiệu suất:

Mục tiêu: Cải thiện sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sau bán hàng

Kết quả then chốt:

Giảm thời gian trả lời trung bình từ 30 phút xuống còn 5 phút

Có thể thấy

KPI giúp theo dõi hiệu suất và xác định các vấn đề cần cải thiện;

OKR giúp giải quyết vấn đề, cải thiện quy trình và thúc đẩy đổi mới.

Dù khác nhau nhưng nếu đi chung với nhau thì KPIs và OKRs vẫn có thể bổ trợ và khắc phục điểm yếu của nhau.

Nếu muốn ứng dụng cả 2 phương pháp này bạn có thể ứng dụng ngay phần mềm Văn phòng điện tử Online Office, giải pháp tích hợp cả KPIs và OKRs giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng dụng mà không phải suy nghĩ bắt đầu từ đâu. Online Office là công cụ chuyên nghiệp giúp doan nghiệp vận hành đạt được mục tiêu cụ thể trong KPIs và OKRs.

Hãy cùng thảo luận cùng chuyên gia của chúng tôi bằng cách để lại tin nhắn nhé.

Chỉ 1 triệu đồng / tháng

Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí 0989 526 053

support@onlineoffice.vn

Thế mạnh của Online Office : 14 năm kinh nghiệm trong phát triển phần mềm quản lý, hơn 3.000 doanh nghiệp tin dùng, dịch vụ cho thuê hoặc bán bản quyền 1 lần, đặc biệt có dịch vụ lập trình theo yêu cầu.